180944518-2535938173197175-7122467605463938252-n-1620057861.jpg

1. Ngành nghề kém tăng trưởng.

Chẳng phải tự nhiên mà một doanh nghiệp sừng sỏ đầu ngành, có bề dày lịch sử trên sàn lại bị táng vô tội vạ, dù cho Vờ Ni có tăng bất chấp thế nào đi chăng nữa? Động lực tăng trưởng, chính là câu trả lời. Khi dòng tiền lớn, cảm thấy dư vị sữa trong tương lai không còn ngọt ngào nữa. Thì việc cứ ngoi lên là bị dập là điều không thể tránh khỏi.

Việc tăng trưởng 3-5%/năm, chắc hẳn không thể làm hài lòng giới đầu tư lẫn kẻ đầu cơ lướt lát. Chưa kể việc ở vùng giá này nhiều người cứ khen rẻ, thơm nhưng Ad nhìn sơ sơ thì cũng hơi đắt đỏ. Chậm lớn + giá cao thì đừng hỏi sao mấy anh lại táng cho sml. Nên nhiều ông cứ tưởng đầu tư Bluechips là an toàn thì chưa chắc. Bluechips mà định giá trên đọt kèm với hết kỳ vọng thì hãy cận trọng!

2. Ngành nghề mất thiên thời.

Trái ngược với các siêu cổ được trợ lực bởi thiên thời (bài viết trước về siêu cổ) ace có thể xem lại. Thì những ngành nghề đột nhiên "nghịch ý trời" cũng rất dễ đưa tài khoản mấy ông đi xa bờ, nếu không xử lý nhanh. Ví dụ như năm ngoái, nếu đánh hơi nhanh tình hình dịch bệnh, thì ngay lập tức phái sút: VJC lúc 14x, VTR trên 5x,... rồi cầm đạn dược mà tái cơ cấu qua cổ tốt.

Vietravel ngon chứ, VietJet quá ngon luôn nhưng đó là câu chuyện trước covid-19. Còn khi mà doanh nghiệp của mấy ông đang hold bất chợt có biến thì nên nhanh nhanh, giải tán Quốc hội gấp!

3. Đa ngành lan man.

Với quan điểm "một ngành cho chín, còn hơn chín ngành". Thì trọng tâm của Ad vẫn thích đầu tư vào các doanh nghiệp xoáy sâu vào một ngành chủ lực, là ngành nghề mà hiện tại đang kiếm tiền về tốt cho doanh nghiệp. Ví dụ như nhắc đến HPG là thép, DBC thì thịt heo, MSH làm may mặc,...

Không ít các ông trên sàn đầu tư dàn trải, tràn lan nhưng nhiều khi lại kém hiệu quả. Doanh nghiệp tốt phải là doanh nghiệp tập trung toàn lực vốn của cổ đông vào ngành nghề tốt.

4. Ngành nghề bị chiếm dụng mạnh.

Dòng tiền ví như dòng máu lưu thông trong huyết quản doanh nghiệp. Nhưng nếu cứ bị bọn nhà cung cấp đến khách hàng,... hút dần, hút mòn thì doanh nghiệp cũng khó mà phát triển mạnh được. Những ngành nghệp dòng tiền yếu, âm, bị chiếm dụng vốn cao thì ace nên né: xây dựng, thương mại nhỏ lẻ,...

Ngược lại Ad thích đầu tư vào ngành nào mà doanh nghiệp đó có khả năng chiếm dụng vốn cực tốt của thằng khác.

5. Ngành nghề bị chi phối bởi Nhà nước.

Dễ nhận thấy trong phần "Ban lãnh đạo và sỡ hữu" thì nếu có các Bộ, Ngành, Tập đoàn Nhà nước chi phối >50%, thì lúc đó ace nên té té gấp. Lâu lâu vào lướt vài đường giao lưu cho vui nếu có sóng sánh thì được. Chứ để sâu cay lâu dài thì không ăn nổi. Ví dụ POW, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chiếm gần 80% cổ phần. Thì mọi quyết định của POW cũng chính là quyết định của PVN vì có ổng nào phủ quyết được đâu?

Thế cho nên năm ngoái Ad có viết bài phân tích, định giá POW cuối cùng đưa ra kết luận không mấy lạc quan lắm. Ace có thể lướt xem lại bài viết đó. Ngoài ra thì mấy bác Nhà nước theo kiểu làm cho vui, lấy thành tích, chứ có phải đồng tiền, mồ hôi xương máu bỏ vào đấy đâu. Thế cho nên ace cần nhắc khi đầu tư vào những doanh nghiệp loại này.

Một khoảng thời gian nghỉ Lễ dài để giúp ace reset lại tinh thần. Cũng như cân đo, đong đếm cơ cấu lại danh mục với những ngành nghề mạnh, hot trend sắp tới. Đâu đó có một số thông tin tiêu cực về tình hình dịch bệnh, vô ý hay cố tình gì đó Ad không biết. Nhưng quá khứ đã chứng minh, cứ có tin covid-19 chỉnh rồi lại lên. Quan trọng tâm lý ace vững vàng và đang nắm cổ nào thôi. Post này được 300 "se", Ad lên luôn phần 2 cho nóng. Thân ái!

Nếu thấy bài viết hữu ích, có thể  hay lan toả cho nhiều nhà đầu tư khác cùng tham khảo.

Mọi băn khoăn, thắc mắc ace cứ còm bên dưới. Ad giải đáp ngay và luôn nhé