Ông Lê Hải Trà tiết lộ về kế hoạch 100 ngày giảm nghẽn cho HOSE - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc HOSE - Lê Hải Trà trả lời phóng viên Bản tin Tài chính Kinh doanh về tình trạng nghẽn lệnh. (Nguồn: vtv.vn)

Về mặt chủ quan và hệ thống:

- Thứ nhất: Ông có xác nhận việc hệ thống giao dịch lỗi, đã gây thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần cho nhà đầu tư hay không?

- Thứ hai: Ông hơn một lần nhắc việc "nghẽn lệnh" là do thuật toán, không thể can thiệp và thay đổi được. Có nghĩa là sự cố kỹ thuật được hiểu chỉ là vấn đề giới hạn số lượng lệnh. Vậy ông giải thích thế nào, khi ngay từ đầu giờ sáng, khoảng 9h20-10h30, Bảng giá không thể hiện cung cầu mua bán chính xác. Ông có nhận thức được đây là hiểm họa cho nhà đầu tư hay không?

- Thứ ba: Có việc HoSE không thuê phần mềm SET (Sở GDCK Thái Lan) trị giá 180.000 $ (tương đương 4 tỷ VND) cho năm 2020 hay không?

- Thứ tư: Khi xảy ra hiện tượng "nghẽn lệnh" từ cuối tháng 11/2020, ông đã tổ chức được bao nhiêu cuộc họp với các Thành viên thị trường, bao gồm cả các chuyên gia? Ông đã tổ chức Họp báo lần nào chưa?

- Thứ năm: Ai là người ký "Chấp thuận niêm yết" cho hơn 1.2 tỷ cổ phiếu SSB chào sàn HoSE trong hoàn cảnh "Nghẽn lệnh" như thế này? Việc Bộ trưởng TC đã có chỉ đạo hạn chế DN niêm yết mới cho sàn HoSE, ông có nắm được không?

SeABank (SSB) chào sàn HOSE, vốn hóa vượt 1 tỷ USD

Sáng ngày 24/3/2021, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) niêm yết hơn 1,2 tỷ cổ phiếu với mã SSB trên sàn HOSE, giá khởi điểm 16.800 đồng/cổ phiếu.

Về mặt giải pháp:

- Thứ sáu: Giải pháp duy nhất HoSE áp dụng là nâng lô lên 100 từ ngày 4.1.2021. Từ đó đến nay, cũng gần 3 tháng, việc "Nghẽn lệnh, sai giá" ngày càng trầm trọng hơn. Vậy ông đã đưa ra những giải pháp cụ thể như thế nào? Những giải pháp của Chuyên gia, của Thành viên thị trường, HoSE đã có nghiên cứu như thế nào?

- Thứ bảy: Ông đã đề cập đến giải pháp nâng lô lên 1000 cho các cổ phiếu có thị giá dưới 30.000, còn cao hơn thì giữ nguyên lô 100. Điều này sẽ làm cho tổng số lệnh giảm bao nhiêu %? Quan trọng hơn, giải pháp này có giúp Hệ thống trả lệnh chính xác và kịp thời theo real time hay không? Tuy nhiên, đúng như ông nói, mỗi giải pháp sẽ giúp ích một chút, vậy tại sao không áp dụng tức thì?

- Thứ tám: Ông luôn nhấn mạnh việc FPT đang tham gia xử lý, chỉ là vấn đề liên quan phần giao dịch, vấn đề nội bộ Hệ thống. Tức được hiểu là KRX vẫn sẽ thực hiện đến cùng. Vậy ông có thể cho biết năng lực xử lý lệnh của phần mềm mới KRX như thế nào? Liệu có xảy ra tình trạnh "lạc hậu" công nghệ sau 9 năm mở thầu hay không?

- Thứ chín: Ông có nhận thấy trách nhiệm cá nhân của mình sau những sự việc đã xảy ra hay không?

Dù đây là những câu hỏi có thể sẽ không bao giờ nhận được câu trả lời thỏa đáng, nhưng chúng ta vì tâm huyết xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam, nên vẫn hy vọng những người ở trên cao nghe được, nhìn thấy. Để Việt nam hùng cường, sánh vai các nước trong khu vực, phải cần sự dũng cảm, trực diện và tinh thần xây dựng.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Tiến sỹ Nguyễn Hồng Điệp - CEO tại CTCP Tư Vấn Đầu Tư S-Talk)