1. Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Thủ Đức tạo cơn sốt bất động sản tại đây

Sáng 31/12/20, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc việc thành lập TP Thủ Đức cho lãnh đạo TP HCM xác nhận việc công bố thành lập Thành phố Thủ Đức trên thực tế. Đây là lần đầu tiên thành lập "thành phố trong thành phố" trực thuộc Trung ương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc việc thành lập TP Thủ Đức cho lãnh đạo TP HCM.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc việc thành lập TP Thủ Đức cho lãnh đạo TP HCM.

Sau thành lập, Thành phố Thủ Đức rộng khoảng hơn 211 km2, hơn một triệu người trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba quận 2, 9 và Thủ Đức. Thành phố giáp quận: 1, 4, 7, 12, Bình Thạnh; tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

Sau khi quyết định, sức nóng thành lập thành phố mới Thủ Đức đã tác động mạnh mẽ lên thị trường BĐS khiến giá nhà đất tăng liên tục. Theo thông tin chúng tôi ghi nhận được giá bán bất động sản riêng lẻ ở phường Trường Thọ đã tăng trung bình 40% - 50% so với cuối năm 2019. Hàng loạt chủ đầu tư chuyển hướng về Thành phố Thủ Đức khiến số lượng căn hộ ở đây tăng đột biết với số lượng 12.134 căn hộ chiếm 66,3% nguồn cung toàn thành phố. Mặt bằng giá tại đây xác lập đỉnh mới khi có mức giá từ 38 đến 67 triệu đồng/m2. Thậm chí, lần đầu tiên khu vực Thủ Đức chứng kiến một khu căn hộ cao cấp có tên King Crown Infinity xác lập mức giá 4.000 USD/m2 (khoảng 90.000.000 triệu đồng/m2).

2. Sự dịch chuyển của các công ty lớn sang thị trường Việt Nam và sức hút của bất động sản công nghiệp

Do tác động từ sự dịch chuyển của các công ty lớn sang thị trường Việt Nam đã tạo ra một cơn sóng lớn đối với bất động sản công nghiệp.

Theo một báo các mới đây của CBRE Việt Nam, mặt bằng giá chung tại các thủ phủ công nghiệp phía Nam và phía Bắc đều tăng từ 50-100% so với cùng kỳ năm ngoái. Do khan hiếm nguồn cung nên nhiều chủ đầu tư đưa ra giá thuê mới tăng mạnh so với mức giá cũ. Sự khan hiếm trở nên rõ rệt hơn khi các khu công nghiệp hiện hữu đang dần được lấp đầy, trong khi quỹ đất mới bị trì hoãn do vướng thủ tục pháp lý.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 3 làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp trải dài 25 năm qua và mỗi đợt sóng tiếp theo càng mạnh mẽ hơn. Làn sóng đầu tiên diễn ra năm 1996. Đến năm 2008, Việt Nam một lần nữa đón làn sóng thứ hai đầu tư vào các khu công nghiệp khá mạnh mẽ. Thế nhưng, năm 2020 lại là giai đoạn đặc biệt nhất khi đây là làn sóng mới, đồ thị tăng trưởng liên tục đi lên.

3. M&A trong lĩnh vực bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ, đi ngược xu hướng của thế giới bất chấp đại dịch Covid 19

Giữa năm 2020, quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts (KKR, Hoa Kỳ) đứng đầu đã hoàn tất giao dịch mua lại hơn 200 triệu cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes thông với giá trị 15.100 tỷ đồng. Sau giao dịch, nhóm nhà đầu tư ngoại này đã trở thành cổ đông lớn (nắm 6% vốn) của Vinhomes.

Tập đoàn Danh Khôi nổi lên như một tên tuổi lớn trong M&A bất động sản khi thâu tóm 6 dự án lớn trải dài khắp cả nước.

Tập đoàn Danh Khôi nổi lên như một tên tuổi lớn trong M&A bất động sản khi thâu tóm 6 dự án lớn trải dài khắp cả nước.

Tập đoàn Danh Khôi nổi lên như một tên tuổi lớn trong M&A bất động sản khi thâu tóm 6 dự án lớn trải dài khắp cả nước. Mới đây nhất, Novaland đã thông báo nhận giải ngân tới 21.293 tỷ đồng trong năm 2020 dùng cho hoạt động M&A và đầu tư phát triển các dự án.

Về BĐS công nghiệp, M&A cũng xảy ra ấn tượng khi Tập đoàn Logos Property của Úc đã đầu tư 350 triệu đô la Mỹ cho thương vụ liên doanh bất động sản logistics để thâm nhập thị trường Việt Nam, "gã khổng lồ" kho bãi châu Á là GLP lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam, Tập đoàn SLP ra mắt liên doanh 1,5 tỷ đô la Mỹ tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty Mirae Asset Daewoo Co và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu đô la Mỹ vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở tỉnh Bắc Ninh...

4. Bất động sản nghỉ dưỡng sụt giảm nghiêm trọng vì đại dịch Covid 19

Đại dịch Covid-19 đã khiến thị trường suy giảm nghiêm trọng, mọi kế hoạch của các doanh nghiệp bị đảo lộn, thị trường lao dốc. Công suất lấp đầy ở mảng khách sạn chỉ ở ngưỡng 25%. Phân khúc Condotel gần như đóng băng, 2/3 sản phẩm chào bán không phát sinh giao dịch.

Cùng với hệ lụy xảy ra từ sự cố Cocobay làm cho niềm tin của thị trường vào phân khúc bất động sản nghĩ dưỡng lung lay dữ dội.

Trong lịch sử phát triển của thị trường bất động sản chưa khi nào phân khúc này đi xuống và đóng băng như năm 2020. Hầu hết các dự án đều ngưng giao dịch và ngừng thi công trong năm 2020.

5. Hàng loạt vụ bắt bớ liên quan đến hành vi lừa đảo trong lĩnh vực bất động sản liên tục diễn ra trong năm 2020

Các đối tượng liên quan lập ra một loạt công ty môi giới bất động sản. Sau đó hợp tác với một vài chủ đầu tư hoặc người có đất bằng nhiều hình thức khác nhau như mua đất nông nghiệp, ký giấy đặt cọc mua đất, hợp đồng hợp tác… rồi vẽ ra các "dự án ma" nhằm chiêu dụ khách hàng.

Công an TP.HCM bắt khẩn cấp ông Hoàng Mạnh Cường là người đã lập dự án ma ở quận 9 để lừa bán 91 nền đất cho 80 khách hàng chiếm đoạt 100 tỷ đồng.

Công an TP.HCM bắt khẩn cấp ông Hoàng Mạnh Cường là người đã lập dự án ma ở quận 9 để lừa bán 91 nền đất cho 80 khách hàng chiếm đoạt 100 tỷ đồng.

Không chỉ vẽ dự án "ma", một số đối tượng "cò đất" dưới danh nghĩa là đơn vị phân phối với chiêu thức cam kết lợi nhuận cao, "vẽ" ra hàng loạt tiện ích, quảng cáo sai sự thật để dụ khách hàng mua đất nền giá rẻ tại nhiều khu vực như Bình Dương, TPHCM, Hòa Lạc (Hà Nội)...

Tại TPHCM, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam hàng chục giám đốc các sàn giao dịch BĐS để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" như: Trương Tuấn Em, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Eagle Land; Hoàng Mạnh Cường, Tổng giám đốc Công ty Phát An Gia; Huỳnh Thị Hạnh Phúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng địa ốc Thiên Ân Phá; Nguyễn Thị Diệu Thúy Giám đốc Công ty Tiên Phong Land... PC03 cũng cho biết đang điều tra sai phạm liên quan đến Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và dịch vụ bất động sản Vũ Gia Phát và Công ty cổ phần Bất động sản Việt Á Châu.