LPB dừng giao dịch trên UPCoM sau ngày 23/10

LienVietPostBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ bằng phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 10%

Gần đây nhất, LPB vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ từ hơn 9,769 tỷ đồng lên hơn 10,746 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2019 tỷ lệ 10%.

Ngày 13/10/2020, HĐQT Techcombank (TCB) đã thông qua việc phê duyệt triển khai chi tiết phương án tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phần có lựa chọn cho người lao động (ESOP) đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 thông qua.

Techcombank dự kiến phát hành 4.8 triệu cp ESOP (không hạn chế chuyển nhượng) với giá 10,000 đồng/cp, chiếm tỷ lệ 0.14% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Techcombank sẽ tăng từ 35,001 tỷ đồng lên 35,049 tỷ đồng.

MB vừa thông báo đã phát hành hơn 361.7 triệu cp để trả cổ tức năm 2019, tăng vốn điều lệ thêm hơn 3,617 tỷ đồng. Vốn điều lệ của MB tăng từ hơn 24,370 tỷ đồng lên mức gần 27,988 tỷ đồng bằng cách phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 15%.

Ngày 07/10/2020 vừa qua, HDBank (HDB) cũng vừa công bố đã phát hành thành công gần 145 triệu cp để trả cổ tức năm 2019 (đợt 1)  tỷ lệ 15% và gần 145 triệu cp thưởng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần tỷ lệ 15%. Qua đó, nâng mức vốn điều lệ của HDBank từ mức gần 9,810 tỷ đồng lên gần 12,708 tỷ đồng.

Trước đó, ĐHĐCĐ 2020 của HDBank đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 và phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ trong năm 2020 tổng cộng 65%. Trong đó, phát hành tổng cộng 482.96 triệu cp để trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 50% và phát hành gần 145 triệu cp thưởng tỷ lệ 15%. Theo kế hoạch này thì HDBank dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ trong năm nay lên đến 16,088 tỷ đồng. Như vậy, HDBank vẫn còn một đợt tăng vốn nữa trong năm nay gần 3,380 tỷ đồng để hoàn thành kế hoạch.

NHNN chấp thuận cho OCB tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng

NHNN chấp thuận cho OCB tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng

Ngày 02/10/2020, OCB cũng được NHNN chấp thuận tăng vốn lên 11,000 tỷ đồng. ĐHĐCĐ 2020 của OCB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ với mục tiêu tăng thêm 3,377 tỷ đồng vốn điều lệ thông qua phát hành riêng lẻ cho Ngân hàng Aozora (Nhật Bản) gần 869 tỷ đồng, chia cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu gần 2,192 tỷ đồng và phát hành riêng lẻ hơn 316 tỷ đồng. Dự kiến sau khi tăng thêm, vốn điều lệ của OCB sẽ tăng từ 7,899 tỷ đồng lên hơn 11,275 tỷ đồng.

Giữa tháng 09/2020, VIB cũng được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 9,245 tỷ đồng lên gần 11,094 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20%.

NHNN cũng đã chấp thuận cho ACB được tăng vốn điều lệ từ mức 16,627 tỷ đồng lên gần 21,616 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phần phổ thông cho cổ đông với tỷ lệ 30%. Gần 1.7 triệu cp phổ thông sẽ được chia cổ tức năm 2019 từ 6,270 tỷ đồng lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi trích lập đầy đủ các quỹ của năm 2019.


Nguồn: VietstockFinance

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ 2020 vừa qua, hầu hết các ngân hàng đều lên kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2020 như là một trong những mục tiêu quan trọng phải đạt được trong năm.

SCB cũng dự kiến trong năm 2020 sẽ tăng 5,000 tỷ đồng vốn điều lệ, tăng lên mức 20,232 tỷ đồng.

Vietbank (VBB) cũng đã lên kế hoạch sẽ tăng vốn điều lệ từ 4,190 tỷ đồng lên 4,819 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận giữ lại nhằm tăng năng lực tài chính của Ngân hàng trong năm 2020.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trong năm 2020

Nguồn: VietstockFinance

Tăng vốn thời điểm này rất quan trọng

[Bài Học Đầu Tư ] Chuyên gia mách nước nên xuống tiền mua vào BĐS lúc thị trường khó khăn

TS. Đinh Thế Hiển – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng

TS. Đinh Thế Hiển nhận định, hệ thống ngân hàng nói về quy mô thì lớn, nhưng nói về thực lực, vốn chủ sở hữu còn thấp so với vai trò và nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Thời gian trước, các ngân hàng rất phụ thuộc vào người gửi tiền, nhiều khi phải tăng lãi suất để cạnh tranh nhau hút vốn, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao. Do vậy, việc tăng vốn của ngân hàng là cần thiết để đảm bảo sức mạnh của hệ thống ngân hàng trong việc kinh doanh vốn.

Xu thế của thế giới là rất nhiều công ty không chia cổ tức, mà chỉ chuyển cổ tức thành cổ phiếu để tăng vốn, cổ đông có quyền lựa chọn giữ cổ phiếu hay bán đi để thu lợi, điều này giúp cho công ty luôn tăng sức mạnh và ngày càng lớn lên, nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của cả cổ đông cũ và mới.

Như vậy, việc tăng vốn ngân hàng trước nhất là phù hợp với nhu cầu tăng sức mạnh tài chính của các ngân hàng. Thứ hai, là phù hợp với xu thế phát triển của  các công ty lớn ở các nước phát triển trong vấn đề tăng trưởng.

ts-nguyen-tri-hieu

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng là cần thiết trong bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là trong thời điểm này, theo Thông tư 41 của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn, họ phải bổ sung nguồn vốn để đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.

Thứ hai, tại thời điểm này, rất nhiều ngân hàng đang có nợ xấu, mà nợ xấu sẽ tác động đến vốn chủ sở hữu nếu trở thành nợ mất vốn.

Thêm nữa, khi tăng vốn, các ngân hàng có thể tăng thêm được tổng tài sản, nếu vốn hạn chế không thể nào tăng tổng tài sản. Đặc biệt, tín dụng không thể quá 15% trên vốn chủ sở hữu. Do đó, vấn đề tăng vốn là quan trọng, nhất là trong thời điểm này khi nợ xấu đang tăng thì vấn đề tăng vốn là cần thiết để đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng.