Dành 2,87 triệu tỷ đồng cho đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025

Sáng 24/7, đọc tờ trình "Tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến giai đoạn 2021-2025" trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tổng mức vốn NSNN thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2,87 triệu tỷ đồng, bao gồm: 1.500 nghìn tỷ đồng vốn NSTW (trong đó 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước, 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương (NSĐP).

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ giúp các doanh nghiệp hạ tầng, vật liệu xây dựng hưởng lợi.

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ giúp các doanh nghiệp hạ tầng, vật liệu xây dựng hưởng lợi.

Cũng theo Bộ trưởng Dũng, phương án kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phải bố trí theo thứ tự ưu tiên của pháp luật.

Cụ thể, Bộ sẽ trình Chính phủ để bố trí trí đủ vốn đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và đáp ứng yêu cầu tiến độ để cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường vành đai 3, 4 của khu vực động lực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long, tuyến nối Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, khu vực miền núi phía Bắc, tuyến đường ven biển, hành lang kinh tế Đông - Tây.

Nhằm thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch trước 31/1/2022.

Bộ GTVT vừa ban hành Chỉ thị số 06 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu từ công năm 2021.

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các cơ quan tham mưu liên quan của Bộ quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công, đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án, đồng thời chú trọng đến kiểm soát chất lượng.

Chỉ thị nêu rõ, các chủ đầu tư và ban quản lý dự án cần căn cứ kế hoạch giải ngân chi tiết hàng tháng đã được Bộ chấp thuận để làm cơ sở chỉ đạo, điều hành thực hiện nhằm đảm bảo kế hoạch giải ngân tổng thể các dự án của Bộ năm 2021.

Bộ yêu cầu hết tháng 12/2021 đạt tối thiểu 90% kế hoạch và đến 31/1/2022 phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch, trong đó các dự án án có nguồn vốn kéo dài từ kế hoạch năm 2020 phải giải ngân toàn bộ trước ngày 31/12/2021.

Đối với một số dự án mới được giao bổ sung kế hoạch, Bộ yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án căn cứ tiến độ triển khai, cập nhật, chuẩn xác kế hoạch giải ngân chi tiết từng tháng còn lại trong năm 2021.

Những doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng hưởng lợi

Theo Công ty chứng khoán Agriseco, đầu tư công sẽ là đầu kéo khả thi nhất cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022. Bởi lẽ, Việt Nam có thể chủ động được trong việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới.

Mặc dù việc triển khai từ đầu năm vẫn đang bị chậm (gần 37% kế hoạch), tuy nhiên Agriseco Research kỳ vọng điều này sẽ được tháo gỡ nhờ nhiều động thái thúc đẩy của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc hoàn tất lập và phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng/địa phương giai đoạn tới sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ để triển khai các dự án mới.

6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của KSB đạt 568 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 161 tỷ đồng đạt 47% kế hoạch năm.

6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của KSB đạt 568 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 161 tỷ đồng đạt 47% kế hoạch năm.

Kế hoạch giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2021 - 2025 vừa được nâng lên 2,87 triệu tỷ đồng vào ngày 24/5 vừa qua, tương ứng mức hơn 40% so với con số thực hiện của giai đoạn trước là tín hiệu rất đáng mừng cho tình hình đầu tư công nửa cuối 2021.

Đáng chú ý, số vốn tăng lên trong khi số lượng dự án được cắt giảm sẽ tạo ra nguồn lực tập trung vào các dự án trọng điểm, công trình hạ tầng lớn. Mục tiêu đặt ra là giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch đến hết quý 3, tương đương hơn 1,72 triệu tỷ đồng sẽ được chi ra.

Báo cáo của Agriseco đánh giá, những nhóm ngành hưởng lợi có thể kể tới là nhóm "thượng nguồn", bao gồm bất động sản, vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, các nhóm "trung nguồn" và "hạ nguồn" cũng sẽ được hỗ trợ những tín hiệu tích cực là xây dựng, thi công công trình, logistics & cảng biển sau khi hạ tầng hoàn thiện.

Đồng thời, nhóm ngân hàng cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp như khi được tăng cường cấp tín dụng để giải ngân trong lĩnh vực này. Báo cáo cũng lựa chọn và đánh giá triển vọng tích cực các cổ phiếu KSB, VHM, HPG, HT1, FCN, ACV.

Tại phía Nam, những công ty cung cấp đá, vật liệu xây dựng hàng đầu có thể được nhắc đến như: C32, VLB, CTI, DHA và KSB. Trong đó, có thể nêu 2 cái tên nổi bật là KSB và VLB.

Cụ thể, KSB được biết đến là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác vật liệu xây dựng: gồm đá xây dựng, sét gạch ngói, cao lanh và cho thuê hạ tầng khu công nghiệp. Doanh nghiệp này sở hữu hàng loạt mỏ đá có chất lượng bậc nhất khu vực phía Nam như: Tân Đông Hiệp (23 ha, hết hạn khai thác năm nay), Phước Vĩnh (30 ha), Tân Mỹ (41 ha), Thiện Tân 7 (12 ha tại Đồng Nai), Bãi Giang (20 ha tại Nghệ An).

Theo kế hoạch 2021, KSB sẽ đầu tư phát triển thêm mỏ mới và nâng công suất mỏ hiện hữu, bao gồm hoàn thành cấp phép Mỏ Tam Lập giai đoạn 1 trong quý III, Mỏ Tân Mỹ trong quý II. Bên cạnh đó với Mỏ Thiện Tân 7, công ty tiếp tục đền bù để mở rộng hiện trường khai thác, hoàn thành cấp phép giấy phép khai thác sét Bố Lá 33,4 ha.

"Dự kiến hoạt động kinh doanh của KSB trong những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ đá xây dựng; việc sang tên cho khách hàng để ghi nhận doanh thu tại KCN được thuận tiện, nhanh chóng hơn; mỏ Tam Lập đi vào hoạt động. Đặc biệt, Công ty còn có khoản doanh thu tài chính lớn do cổ tức được chia từ các khoản đầu tư tài chính trong Q3 dự kiến khoảng 36% bằng tiền mặt."

Ngoài ra, công ty đang xin chủ trương đầu tư mỏ mới tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai nhằm phục vụ phát triển của công ty.

Năm 2021, KSB đặt kế hoạch doanh thu 1.406 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 328 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ dự kiến hơn 4,2 triệu m3 đá xây dựng, các sản phẩm về sét, gạch ngói, cao lanh, cống bê tông và mảng cho thuê KCN tương đương năm 2020.

Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của KSB đạt 568 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 161 tỷ đồng đạt 47% kế hoạch năm.

Dự kiến hoạt động kinh doanh của KSB trong những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ đá xây dựng; việc sang tên cho khách hàng để ghi nhận doanh thu tại KCN được thuận tiện, nhanh chóng hơn; mỏ Tam Lập đi vào hoạt động. Đặc biệt, Công ty còn có khoản doanh thu tài chính lớn do cổ tức được chia từ các khoản đầu tư tài chính trong Q3 dự kiến khoảng 36% bằng tiền mặt.

Về VLB cũng là một tên tuổi trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại phía Nam. Theo đó, công ty hiện đang sở hữu hàng loạt mỏ đá có trữ lượng lớn, chất lượng tốt nhất khu vực như: Tân Cang 1, Thạch Phú 1, Thiện Tân 2, Soklu 2 và Soklu 5.

Về kết quả kinh doanh, lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần VLB đạt 1.110 tỷ đồng, nhưng nhờ giảm giá vốn nên lợi nhuận sau thuế đạt gần 182 tỷ đồng tăng 39% cùng kỳ. EPS đạt 3.438 đồng.

Với vị trí các mỏ đá nằm ở vị trí thuận lợi, dự kiến năm 2021, doanh thu và lợi nhuận VLB sẽ tiếp tục tăng trưởng so với năm 2020.

Điểm đặc biệt là KSB hiện sở hữu cổ phần lớn tại VLB. Dự kiến, vào cuối năm khi công ty nhà nước sở hữu VLB thoái vốn, KSB sẽ gia tăng tỷ lệ sở hữu tại đây để nắm cổ phần chi phối.

Như vậy, với quyết sách của Chính phủ và năng lực nội tại của doanh nghiệp, KSB và VLB là những doanh nghiệp được kỳ vọng có những phát triển đột phá trong thời gian tới.