Mark Minervini là ai?

Mark Minervini - Phù thuỷ Trader và một vài kinh nghiệm xương máu |  TraderViet

Mark Minervini, tác giả của cuốn sách Giao Dịch như một phù thủy chứng khoán được biết đến như là một một phù thủy trên thị trường chứng khoán Mỹ. Ông nổi tiếng không chỉ bởi thành tích giao dịch đáng nể của mình-  mức lợi nhuận trung bình hàng năm đạt 3 con số- mà còn do xuất phát điểm của ông khi bước chân vào thị trường chứng khoán. Không phải là một người được đào tạo từ các trường lớp chính quy về tài chính, nên hầu hết các kiến thức của ông có được là nhờ tự học và tự trải nghiệm trên thị trường. Đây cũng là một người có xuất phát điểm khá giống với các nhà đầu tư cá nhân trện thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông là một hình mẫu rất đáng để học hỏi.

Mô hình VCP là gì?

VCP là từ viết tắt của Volatility Contraction Pattern – Mẫu hình thu hẹp biên độ biến động. Đặc trưng ở mẫu hình này là sự thu hẹp biến động của giá trước khi giá chuẩn bị tăng tốc đến một nền giá mới.

Hãy cùng quan sát và phân tích ví dụ sau:

vcp-1-1617532910.jpg

vcp-2-1617532949.jpg

Ở ví dụ trên, chúng ta có thể thấy đường đi của giá giống như một giao động với biên độ giảm dần trước khi xuất hiện điểm break out.

Đặc trưng của phiên trước break-out đó là:

- Volume cạn kiệt

- Giá giao động biên độ hẹp

Các đặc trưng của mẫu hình VCP

- Số lần thu hẹp: Thông thường là 2-4 lần thu hẹp giá. Trong ví dụ trên, các lần giá giảm là các đoạn (1), (3) và (5) tương ứng với 3 lần thu hẹp giá.

- Biên độ của mỗi lần thu hẹp giảm dần: Trong ví dụ trên, biên độ của các đoạn điều chỉnh (1), (3) và (5) là giảm dần

- Phân tích tâm lý của mẫu hình VCP:

Mẫu hình VCP hình thành dựa trên quy luật cung - cầu. Qua các đợt điều chỉnh, lượng cung giảm dần cho đến khi cạn kiệt nguồn cung (Trong ví dụ trên, tại đợt giảm giá cuối cùng - đoạn 5 – lượng cung đã cạn kiệt). Do đó mà biên độ của mỗi lần điều chỉnh sẽ giảm dần.

Khi nguồn cung cạn kiệt, bên mua thắng thế, giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên một nền giá mới.

Những lưu ý khi sử dụng mẫu hình VCP

Mẫu hình VCP sử dụng tốt nhất khi một cổ phiếu đang trong trend tăng dài hạn. Khi này thời điểm mua vào tốt nhất là tại phiên trước break out (phiên volume cạn kiệt), hoặc bạn cũng có thể mua tại phiên break out.

Khung thời gian tốt nhất để phân tích mẫu hình VCP là nến Ngày, đôi khi là nến Tuần.

Kiên nhẫn chờ đợi mẫu hình hoàn tất mới thực hiện mua vào tránh trường hợp mua quá sớm sẽ bị chôn vốn hoặc mất kiên nhẫn sẽ bán ra.

Bạn hoàn toàn có thể dựa vào mẫu hình VCP này để xây dựng chiến lược đầu tư chứng khoán cho riêng mình. Nên nhớ rằng, chỉ cần một mẫu hình với xác xuất thắng cao, kết hợp cùng kỹ năng quản lý rủi ro tốt cũng làm nên một nhà đầu tư thành công rồi đó. 

Một số mã cổ phiếu đang đánh theo mô hình VCP trên thị trường chứng khoán Việt Nam : GMD, BID, TCB, ...

Và bài viết trên đây chỉ là quan điểm của tôi về một Nhà Đầu Tư F0 đang trading và chủ yếu dựa vào phân tích của nhiều trường phái khác nhau. Nếu quý đọc thấy hay và muốn giao lưu xin vui lòng truy cập "Diễn Đàn Chứng Khoán Việt Nam" nơi có hàng nghìn nhà đầu tư đang chia sẽ mọi góc độ phân tích kỹ thuật từ F.A đến TA. Nơi mà hàng tuần tôi đều chia sẽ kiến thức của mình “miễn phí” để cùng anh/chị tại "Diễn Đàn Chứng Khoán Việt Nam" thành công hơn khi đầu tư chứng khoán. Số điện thoại: 0828.666.888.