Với chỉ số này, đồng nghĩa với việc các nền kinh tế này sẽ tăng trưởng trong năm 2021 so với mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2019. Trong khi đó, Singapore, Philippines và Thái Lan chật vật để tăng trưởng.

S&P Global nhận định kinh tế Việt Nam tăng trưởng thực 10,9%, hơn mọi quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

S&P Global nhận định kinh tế Việt Nam tăng trưởng thực 10,9%, hơn mọi quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Việt Nam được dự báo dẫn đầu nhóm 6 nước với chỉ số tăng trưởng là 108,4 điểm. S&P Global nhận định kinh tế Việt Nam tăng trưởng thực 10,9%, hơn mọi quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sau khi tăng trưởng 2,91% trong năm nay. Việt Nam còn là nền kinh tế duy nhất trong “bộ 6” tăng trưởng trong năm 2020 nhờ ứng phó nhanh, thành công trong kiểm soát Covid-19.

“Nhiều công ty toàn cầu đang chuyển dịch đến Việt Nam, tốt cho xuất khẩu”, Yuta Tsukada tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản nói. Với chi phí sản xuất thấp, Tsukada nhận định sẽ có thêm công ty chuyển dịch hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam nếu thương chiến giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục.

Indonesia ở vị trí thứ hai với chỉ số tăng trưởng 104,5 điểm. Cái gọi là luật về tạo việc làm do Tổng thống Joko Widodo ký hồi tháng 11 dự kiến cho phép các công ty tự do nhiều hơn và giúp thu hút đầu tư ngoại khi có hiệu lực.

Singapore, Thái Lan và Philippines khó có thể vượt 100 điểm cho đến năm 2022.

Trong khi đó, ngành du lịch Thái Lan, đóng góp khoảng 20% cho GDP, vẫn khó khăn trong năm 2021, các hạn chế nhập cảnh với du khách nước ngoài khó kết thúc trong ngắn hạn. Xuất khẩu xe hơi, một động lực chính của tăng trưởng, cũng khó phục hồi về mức năm 2019.

Triển vọng chi tiêu dùng của Philippines khá ảm đạm do doanh số xe hơi và hàng hóa dài hạn khác chững lại. Lĩnh vực du lịch của Singapore cũng phục hồi chậm.

Dù có khác biệt về dự báo nhưng cả 6 quốc gia có thể chịu ảnh hưởng bởi các diễn biến trên thế giới liên quan Covid-19 cũng như các chính sách của Mỹ.