Giao dịch của Vinamilk thực hiện chỉ hai ngày sau khi các cổ đông GTNFoods thông qua tờ trình cho phép Vinamilk nâng sở hữu lên 75% không qua chào mua công khai. Phần lớn giao dịch thực hiện ngày 18 tháng 12 năm 2019, thời điểm sàn HoSE ghi nhận lệnh thỏa thuận cổ phiếu GNT với số tiền 1800 tỷ đồng. GNT là công ty mẹ của sữa Mộc Châu.

Hơn 8 tháng sau, để củng cố vị trí dẫn đầu của mình Vinamilk tiếp tục rót 41 triệu USD,tương đương 950 tỷ đồng vào liên doanh Lao-Jagro để tăng vốn điều lệ từ 25,4 lên 66,4 triệu USD.

Trang trại ở Xiangkhouang của Công ty Lao-Jargo, một liên doanh mà Vinamilk là đối tác đầu tư chính vừa nhận thêm 950 tỷ đồng từ Vinamilk hôm 12 tháng 8 năm 2020

Theo đó, Vinamilk tăng vốn thêm 41 triệu USD (950 tỷ đồng) tại Lao-Jargo để hoàn thiện một số hạng mục bổ sung của trang trại nuôi 4.000 con bò được đầu tư từ năm 2019 và làm thêm trang trại bò sữa công nghệ cao quy mô 4.000 con cao sản thứ hai.

Lao-Jargo được thành lập vào năm 2015 với sự tham gia của các nhà đầu tư Lào và Nhật Bản. Đến tháng 7 năm 2018, Vinamilk tham gia nắm giữ 51% cổ phần của Lao-Jagro. Mục tiêu chính của liên doanh này là phát triển trang trại chăn nuôi và trồng trọt các sản phẩm hữu cơ tại Lào có nguồn gốc Nhật Bản.

Năm 2019, công ty con của Vinamilk tại Lào khởi công xây dựng giai đoạn 1 dự án trang trại 5.000 ha tại tỉnh Xiangkhouang với quy mô dự kiến 24.000 con bò, vốn đầu tư 120 triệu USD. Giai đoạn 2 sẽ được đầu tư để nâng quy mô đàn bò dự kiến lên đến 100.000 con, trên diện tích từ 15.000 đến 20.000 ha. Tổng mức đầu tư cho cả hai giai đoạn dự kiến đạt 500 triệu USD.

6 tháng đầu năm 2020, Vinamilk đạt doanh thu thuần hợp nhất 15.500 tỷ đồng trong quý II, tăng 6% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, doanh thu thị trường nội địa chiếm 13.360 tỷ đồng, tăng 8%.

Mức tăng doanh thu đến từ việc Vinamilk bắt đầu hợp nhất kết quả hoạt động kinh doanh của GTNFoods và Sữa Mộc Châu từ đầu năm. Song song đó, việc dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội sau ngày 22/4 đã tác động tích cực lên tình hình kinh doanh của công ty trong quý II.

Doanh thu quốc tế của Vinamilk 3 tháng qua đạt 1.370 tỷ, tăng 7%. Công ty cho biết vẫn tìm cơ hội tại các thị trường tiềm năng dù thị trường thế giới bị tác động tiêu cực bởi Covid-19. Thời gian qua, Vinamilk đã xuất khẩu sữa đi Trung Đông với hợp đồng 20 triệu USD, xuất sữa đặc qua Trung Quốc, sữa hạt và trà sữa vào Hàn Quốc, là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sữa sang các quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu. Lãi sau thuế hợp nhất quý II của Vinamilk đạt 3.090 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2019 với tỷ suất lợi nhuận ròng tương đương.

Doanh thu của Vinamilk trong 6 tháng đầu năm 2020, kết quả tăng trưởng tốt sau khi mua lại sữa Mộc Châu

Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Vinamilk ghi nhận doanh thu 29.650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.860 tỷ, tăng 7% và 3% so với cùng kỳ 2019. Nếu so với kế hoạch 2020, Vinamilk hoàn thành 50% chỉ tiêu doanh thu và 55% lợi nhuận sau nửa năm.

Tình hình cũng được cải thiện ở công ty con sữa Mộc Châu. Theo đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm là 106 tỷ đồng, tăng trưởng 41% so với cùng kỳ dù doanh thu chỉ tăng 8%.

Sau 6 tháng, lợi nhuận ròng của GNTFood tăng 110% so với bán niên 2019 lên 88 tỷ đồng dù doanh thu giảm 6%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của GTNFoods sau khi trở thành công ty con của Vinamilk tăng mạnh từ 2,9% lên 6,4%.